Tin Thị Trường

Quy trình nhập khẩu hàng hóa năm 2022

Để có thể nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam, doanh nghiệp của bạn cần phải tuân theo một quy trình nhập khẩu hàng hóa nghiêm ngặt. Vậy quy trình này cụ thể ra sao, hãy cùng TTC Logistics tìm hiểu các bước nhé!

1. Xác định loại hàng nhập khẩu:

Đầu tiên, chúng ta cần xác định loại hàng hóa và loại hình nhập khẩu của lô hàng (Trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa, người mua cần tìm hiều xem lô hàng đó cần có chứng từ gì liên quan đến chính sách nhập khẩu thuộc quản lý của cơ quan chuyên ngành tại Việt Nam, để yêu cầu người xuất khẩu cung cấp).

2. Đặt lịch tàu:

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, bước đầu tiên chính là booking tàu (Sau khi 2 bên đã thực hiện ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương). Để lấy booking tàu, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau cho hãng tàu:

- Cảng đi (port of loading): nơi mà hàng hóa của bạn được xếp lên tàu.

- Cảng chuyển tải: có hai hình thức là chuyển tải (transit) và đi thẳng (direct). Tùy thuộc vào quy định, sự thống nhất giữa hai bên mà sẽ lựa chọn hình thức phù hợp.

- Cảng đến (port of discharge): nơi hạ container.

- Tên hàng, trọng lượng, quy cách đóng gói: dựa trên thông tin trên bộ hồ sơ chứng từ để cung cấp.

- Thời gian tàu chạy (ETD): ngày dự kiến tàu xuất phát.

- Thời gian đóng hàng: theo kế hoạch thống nhất giữa hai bên.

- Các yêu cầu khác: loại container, kích cỡ, nhiệt độ, độ thông gió,…

3. Kiểm tra và xác nhận Booking:

Kiểm tra các thông tin trên booking như: Cảng đi, cảng đến, loại container, mô tả hàng hóa, trọng lượng, số lựơng, nhiệt độ (nếu là cont lạnh). Sau khi kiểm tra các thông tin đã đạt yêu cầu thì xác nhận booking với FWD hoặc hãng tàu để phát hành booking.

4. Theo dõi tiến trình đóng hàng với nhà xuất khẩu:

Tiến trình đóng hàng sẽ do nhà xuất khẩu cập nhật, nhà nhập khẩu cần giám sát qua hình ảnh được nhà xuất khẩu gửi: container rỗng, quy cách đóng hàng bên trong container, bảng nhiệt độ khi đóng hàng đối với container lạnh.

5. Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa:

Sau khi đã xác định được loại hàng nhập khẩu, chúng ta cần kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa bao gồm: Hợp đồng Thương mại (Sale Contract), Hóa đơn Thương mại (Commerce Invoice), Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List), Vận đơn lô hàng (Bill of Lading), Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O). Đây là bộ chứng từ thông thường chuẩn cho một lô hàng nhập khẩu, ngoài ra còn 1 số chứng từ đi kèm (nếu hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của cơ quan quản lý chính sách mặt hàng tại Việt Nam thì cần các chứng từ sau: phytosanitary certificate, health certificate, COA, CQ...).

Hàng hóa container tại cảng

6. Nhà nhập khẩu nhận thông báo hàng đến từ FWD hoặc hãng tàu:

Trước khi hàng đến cửa khẩu 1-3 ngày, FWD hoặc hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến cửa khẩu nhập để nhà nhập khẩu chuẩn bị các thủ tục nhập hàng.

7. Lấy lệnh giao hàng:

Tiến hành thanh toán các chi phí liên quan cho Fwd hoặc hãng tàu như: cước tàu, xếp dỡ tại cảng đến, đăng ký email nhận EDO - lệnh giao hàng điện tử. Sau khi nhận được đầy đủ các chi phí liên quan, hãng tàu sẽ gửi EDO cho nhà nhập khẩu để tiến hành lấy hàng tại cảng.4

8. Khai và truyền tờ khai hải quan điện tử:

Sau khi nhận giấy báo hàng đến, nhà nhập khẩu dựa vào thông tin bộ chứng từ nhập khẩu tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Kiểm tra thật kỹ các thông tin nhập liệu trên phần mềm khai báo hải quan điện tử, khai báo chính thức và lấy kết quả phần luồng (hệ thống sẽ có 3 kết quả phân luồng: xanh, vàng, đỏ).

9. Đăng ký kiểm tra chuyên ngành liên quan đến hàng hóa nhập khẩu (nếu có):

Tùy thuộc vào từng loại hàng, mã HS code, các quy định của Nhà nước mà bạn phải đăng ký kiểm tra chuyên ngành có liên quan. Nếu không đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng. Thì lô hàng sẽ không được thông quan cũng như gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục với các cơ quan chức năng.

10. Chuẩn bị bộ hồ sơ:

Sau khi khai chính thức tờ khai trên phần mềm, nhà nhập khẩu tiến hành đóng các loại thuế được thể hiện trên tờ khai hải quan nhập khẩu, chuẩn bị các chứng từ nhập khẩu tiến hành mở và thông quan tờ khai tại cửa khẩu nhập, hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu.

11. Chuyển hàng hóa về kho:

Sau khi hoàn thành xong thủ tục hải quan, nhà nhập khẩu tiến hành đóng các phí dịch vụ liên quan đến cảng như: nâng, hạ cont, lưu bãi, cơ sở hạ tầng và sau đó vận chuyển lô hàng về kho.

Hãy liên hệ TTC Logistics ngay để được tư vấn miễn phí về dịch vụ nhé! 

Tin tức khác

Tại các khu vực thành thị, khu dân cư, khu công nghiệp thì nhu cầu sử dụng nước sạch là không thể thiếu. Bên cạnh nguồn cung từ các nhà máy nước thì một số đơn vị còn có nhu cầu thuê xe bồn chở nước sạch đặc thù để phục vụ cho nhu cầu của mình. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn có thể tìm được đơn vị thuê xe bồn chở nước giá tốt và uy tín hiện nay.

Ngày nay, dầu thực vật (hay còn gọi là dầu ăn) được người tiêu dùng ưu chuộng bởi nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều này làm cho nhu cầu về dầu thực vật, dầu ăn liên tục tăng trưởng hằng năm. Song song đó là các doanh nghiệp liên tục đưa ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh được trong thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tối ưu tốt các loại chi phí, trong đó có chi phí về vận chuyển. Bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phương thức vận chuyển dầu ăn thực, dầu ăn giúp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp nhé!

Tại Việt Nam, cứ 100kg phụ phẩm chế biến thủy sản sẽ thu được 20kg bột cá và 21kg mỡ cá. Điều này có nghĩa mỗi năm có khoảng 150.000 tấn mỡ cá và 160.000 tấn bột cá khô được cung cấp ra thị trường (theo Tổng cục thủy sản năm 2022), cùng với đó là nhu cầu vận chuyển về các mặt hàng này cũng phát triển theo. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về dịch vụ vận chuyển dầu cá, mỡ cá tại TTC Logistics bạn nhé!

Việt Nam hiện ở vị trí thứ 4 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương về xuất khẩu các sản phẩm từ dừa trên thế giới. Trong đó dầu dừa là nguồn nguyên liệu quan trọng được ứng dụng trong các lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm công nghiệp… Dưới đây là một số chia sẻ về ứng dụng của dầu dừa trong công nghiệp cũng như các phương thức thuê xe chở hàng dầu dừa phù hợp mà doanh nghiệp quan tâm.

 

Dầu cọ là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ từ cây cọ dầu. Dầu cọ thô sau khi ép có màu vàng-đỏ sậm do chúng chứa nhiều hàm lượng Caroten và Vitamin E và là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Hãy cùng TTC Logistics tìm hiểu thêm thông tin về nguồn gốc dầu cọ và phương thức vận chuyển phù hợp nhé!

Sự kiện