Tin Thị Trường

Tổng hợp các loại hàng hóa dịch vụ không chịu thuế Giá trị gia tăng (VAT)

Là một người tiêu dùng hiện đại, chắc hẳn chúng ta đã không ít lần bắt gặp các loại thuế giá trị gia tăng được tính trong các hóa đơn sử dụng hàng hóa hay dịch vụ. Đây là một loại thuế quan trọng và đang rất được quan tâm hiện nay. Vậy thuế giá trị gia tăng là gì, những đối tượng hay danh mục hàng hóa, dịch vụ nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? Cùng đi tìm lời giải đáp thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

1. Giải thích thuế Giá trị gia tăng (VAT) là gì:

Trước khi tìm hiểu các danh mục hàng hóa hay các đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng thì điều đầu tiên chúng ta cần nắm được đó là định nghĩa thuế giá trị gia tăng là gì.

Dựa trên Điều 2 của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 thì “Thuế giá trị gia tăng được hiểu là phần thuế tính trên giá trị tăng thêm của các hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

Hay nói một cách đơn giản thì thuế giá trị gia tăng chỉ được áp dụng ở phần giá trị tăng thêm, không phải trên toàn bộ giá trị của hàng hóa hay dịch vụ. Phần thuế này sẽ được cộng vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ và hiển nhiên người tiêu dùng phải chi trả những loại phí đó nếu muốn sử dụng sản phẩm.

Ngoài ra còn có một điều đặc biệt đó là mặc dù người tiêu dùng là đối tượng chi trả thuế giá trị gia tăng, thế nhưng các đơn vị sản xuất, kinh doanh mới là người trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước.

Vậy những đối tượng hay danh mục hàng hóa, dịch vụ nào đang không phải chịu thuế giá trị gia tăng? Và nguyên nhân do đâu các đối tượng này không bị áp thuế giá trị gia tăng?

 

 

2. Hàng hóa không chịu thuế Giá trị gia tăng là gì?

Có phải bạn đang thắc vì sao cùng thuộc một nhóm ngành hàng hóa, dịch vụ nhưng sẽ có những đối tượng không bị áp thuế giá trị gia tăng hay không?

Thông thường các mặt hàng thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng sẽ thuộc các lĩnh vực thiết yếu phục vụ cho chất lượng đời sống của con người. Từ lẽ đó nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá giá thành sản phẩm tạo điều kiện để người dân có thể sử dụng các dịch vụ, hàng hóa nói trên vì vậy Nhà nước không đánh thuế đối với các đối tượng này.

 

 

3. Danh mục các đối tượng hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng:

Căn cứ theo nội dung thông tin được quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 (đã được cập nhật và sửa đổi vào các năm 2013, 2014 và 2016) thì danh sách 26 loại hàng hóa, dịch vụ sau đây thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng:
  • Các mặt hàng hàng thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt chỉ được sơ chế thông thường của các cá nhân, tổ chức tự sản xuất, đem đi tiêu thụ và ở khâu nhập khẩu từ nước ngoài.
  • Sản phẩm thuộc mặt hàng là các giống vật nuôi, các giống cây trồng.
  • Các hoạt động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như tưới tiêu, cày bừa đất,...; dịch vụ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.
  • Hàng hóa thuộc vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất nông nghiệp, khai thác thủy sản; các loại phân bón và thức ăn chăn nuôi.
  • Các loại sản phẩm được tạo ra từ nguồn nước biển tự nhiên, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối iot có thành phần chính là Natri Clorua.
  • Đối tượng là nhà ở thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và được bán lại cho người đang thuê nhà.
  • Trường hợp thực hiện chuyển đổi quyền sử dụng đất.
  • Các sản phẩm bảo hiểm cho con người, vật nuôi; bảo hiểm đi lại; các dịch vụ bảo hiểm về nông nghiệp; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị hoặc các dụng cụ nói chung phục vụ trực tiếp cho công việc đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm.
  • Các dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, đầu tư, kinh doanh chứng khoán trong đó có thể kể đến một số dịch vụ tiêu biểu như: thanh toán, chuyển tiền, môi giới chứng khoán.
  • Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y trong đó bao gồm các dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cho người già, người khuyết tật.
  • Các dịch vụ về bưu chính, viễn thông công ích và lắp đặt internet phổ cập theo chương trình của chính phủ.
  • Các dịch vụ phục vụ cho công tác duy trì vẻ đẹp cảnh quan như vườn hoa, công viên, vườn thú, cây xanh, đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.
  • Các dịch vụ duy tu, sửa chữa xây dựng công trình phục vụ cho công cộng như công trình văn hóa, nghệ thuật,... được đóng góp từ nguồn vốn của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo; cơ sở hạ tầng và nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội.
  • Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Phát sóng truyền thanh, truyền hình được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước.
  • Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, các loại sách in, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học, tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động; tiền, in tiền.
  • Các dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng các phương tiện như xe điện, xe buýt.
  • Máy móc, thiết bị, phụ tùng nhập khẩu được sử dụng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ cho các hoạt động tìm kiếm và phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thủy nhập khẩu để dùng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc cho thuê lại.
  • Các loại vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
  • Hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
  • Hàng hóa thuộc trường hợp chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ nước ta.
  • Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Pháp luật hiện hành; phần mềm máy tính.
  • Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
  • Các sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa được chế biến thành các sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa đã được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.
  • Các sản phẩm nhân tạo được dùng để thay thế chức năng cho một bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn cùng các loại dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật
  • Các loại hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức tổng doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.
Hy vọng rằng với bài viết tổng hợp danh mục các loại hàng hóa, dịch vụ và đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng được chia sẻ trên đây sẽ giúp cung cấp cho Quý bạn đọc thêm thật nhiều thông tin hữu ích nhé!

Tin tức khác

Tại các khu vực thành thị, khu dân cư, khu công nghiệp thì nhu cầu sử dụng nước sạch là không thể thiếu. Bên cạnh nguồn cung từ các nhà máy nước thì một số đơn vị còn có nhu cầu thuê xe bồn chở nước sạch đặc thù để phục vụ cho nhu cầu của mình. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn có thể tìm được đơn vị thuê xe bồn chở nước giá tốt và uy tín hiện nay.

Ngày nay, dầu thực vật (hay còn gọi là dầu ăn) được người tiêu dùng ưu chuộng bởi nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều này làm cho nhu cầu về dầu thực vật, dầu ăn liên tục tăng trưởng hằng năm. Song song đó là các doanh nghiệp liên tục đưa ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh được trong thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tối ưu tốt các loại chi phí, trong đó có chi phí về vận chuyển. Bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phương thức vận chuyển dầu ăn thực, dầu ăn giúp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp nhé!

Tại Việt Nam, cứ 100kg phụ phẩm chế biến thủy sản sẽ thu được 20kg bột cá và 21kg mỡ cá. Điều này có nghĩa mỗi năm có khoảng 150.000 tấn mỡ cá và 160.000 tấn bột cá khô được cung cấp ra thị trường (theo Tổng cục thủy sản năm 2022), cùng với đó là nhu cầu vận chuyển về các mặt hàng này cũng phát triển theo. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về dịch vụ vận chuyển dầu cá, mỡ cá tại TTC Logistics bạn nhé!

Việt Nam hiện ở vị trí thứ 4 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương về xuất khẩu các sản phẩm từ dừa trên thế giới. Trong đó dầu dừa là nguồn nguyên liệu quan trọng được ứng dụng trong các lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm công nghiệp… Dưới đây là một số chia sẻ về ứng dụng của dầu dừa trong công nghiệp cũng như các phương thức thuê xe chở hàng dầu dừa phù hợp mà doanh nghiệp quan tâm.

 

Dầu cọ là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ từ cây cọ dầu. Dầu cọ thô sau khi ép có màu vàng-đỏ sậm do chúng chứa nhiều hàm lượng Caroten và Vitamin E và là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Hãy cùng TTC Logistics tìm hiểu thêm thông tin về nguồn gốc dầu cọ và phương thức vận chuyển phù hợp nhé!

Sự kiện