Tin Thị Trường

Khái niệm vận đơn B/L là gì và có bao nhiêu loại vận đơn?

Khái niệm vận đơn B/L là gì và có những loại vận đơn nào là chủ đề được rất nhiều người dùng quan tâm. Để có thể sử dụng các dịch vụ logistics một cách hiệu quả nhất, hãy cùng TTC Logistics tìm hiểu định nghĩa vận đơn B/L là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Vận đơn là gì?

Vận đơn là gì? Vận đơn (hay còn được biết đến bằng từ tắt B/L) là một loại giấy tờ chứng nhận quá trình vận chuyển hàng hóa từ người gửi đến người nhận. Vận đơn thường bao gồm các thông tin như tên và địa chỉ của người gửi và người nhận; loại và số lượng hàng hóa; phương tiện vận chuyển; thời gian và địa điểm giao nhận; chữ ký của các bên liên quan,... 

Vậy chức năng của vận đơn là gì? Vận đơn có vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát hàng hóa, bảo vệ quyền lợi của các bên trong giao dịch vận chuyển, đồng thời là cơ sở cho việc thanh toán và giải quyết các tranh chấp xảy ra nếu có. Chúng có nhiều chức năng và tác dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu, như là bằng chứng của hợp đồng vận tải, biên lai của người vận chuyển, chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa, căn cứ để khai hải quan, thanh toán tiền hàng,…


2. Có những loại vận đơn nào?

2.1. Phân loại vận đơn dựa vào quan hệ trong việc trả hàng 

+ Vận đơn chủ (Master Bill of Lading): Đây là loại vận đơn ghi nhận thông tin chi tiết về lô hàng và quá trình vận chuyển của nó qua các khu vực khác nhau. Master Bill of Lading sẽ được cấp bởi các đơn vị vận chuyển sử dụng các phương tiện như tàu biển hoặc máy bay.
+ Vận đơn thứ (House Bill of Lading): Đây là một loại giấy tờ chứa thông tin về lô hàng vận chuyển và quyền sở hữu của bên mua. Vận đơn thứ do đơn vị Forwarder phát hành, đây là những công ty vận tải chuyên nghiệp nhưng không sở hữu phương tiện vận chuyển.


2.2. Phân loại vận đơn dựa vào khả năng lưu thông

+ Vận đơn theo lệnh (Order B/L): Đây là loại vận đơn mà bên giao hàng chỉ định một đơn vị nào đó phát lệnh trả hàng cho người nhận. Tại mục Consignee, không cần ghi rõ tên người nhận mà chỉ ghi theo lệnh của đơn vị đó.
+ Vận đơn đích danh (Straight B/L): Đây là vận đơn chỉ định người gửi hàng và người nhận hàng một cách rõ ràng. Người nhận hàng phải trùng khớp với tên ghi trên vận đơn mới có thể nhận được hàng. Vận đơn này không cho phép chuyển quyền sở hữu bằng cách ký tên trên mặt sau.
+ Vận đơn vô danh (Bearer B/L): Đối với loại vận đơn vô danh, chúng ta có thể thấy rằng ở ô <Người nhận hàng> trên vận đơn không có ghi tên cụ thể. Điều này có nghĩa là bất kỳ người nào có trong tay vận đơn khi đơn hàng giao đến đều sẽ được xem là người nhận hàng hợp pháp.
Bên cạnh những loại vận đơn nêu trên, chúng ta còn có thể bắt gặp các dạng vận đơn khác được phân loại dựa trên các tiêu chí như: Dựa vào ghi chú trên vận đơn sẽ có vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) và vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L); Hay vận đơn dựa vào đặc điểm hành trình vận chuyển sẽ có vận đơn đi thẳng (Direct B/L), vận đơn đi suốt (Through B/L) và vận đơn đa phương thức (Multimodal transport B/L), ngoài ra còn có vận đơn đã xuất trình (Surrendered B/L); vận đơn thay đổi (Switch B/L); vận đơn cho bên thứ ba (Third party B/L),…

 
Mong rằng với những chia sẻ bên trên có thể giúp bạn đọc nắm được các thông tin vận đơn là gì và chức năng của nó. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ website TTC Logistics hoặc hotline 1900.8888.00 để được tư vấn và giải đáp thêm nhiều vấn đề liên quan đến các dịch vụ logistics hơn nữa nhé.

Tin tức khác

Tại các khu vực thành thị, khu dân cư, khu công nghiệp thì nhu cầu sử dụng nước sạch là không thể thiếu. Bên cạnh nguồn cung từ các nhà máy nước thì một số đơn vị còn có nhu cầu thuê xe bồn chở nước sạch đặc thù để phục vụ cho nhu cầu của mình. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn có thể tìm được đơn vị thuê xe bồn chở nước giá tốt và uy tín hiện nay.

Ngày nay, dầu thực vật (hay còn gọi là dầu ăn) được người tiêu dùng ưu chuộng bởi nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều này làm cho nhu cầu về dầu thực vật, dầu ăn liên tục tăng trưởng hằng năm. Song song đó là các doanh nghiệp liên tục đưa ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh được trong thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tối ưu tốt các loại chi phí, trong đó có chi phí về vận chuyển. Bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phương thức vận chuyển dầu ăn thực, dầu ăn giúp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp nhé!

Tại Việt Nam, cứ 100kg phụ phẩm chế biến thủy sản sẽ thu được 20kg bột cá và 21kg mỡ cá. Điều này có nghĩa mỗi năm có khoảng 150.000 tấn mỡ cá và 160.000 tấn bột cá khô được cung cấp ra thị trường (theo Tổng cục thủy sản năm 2022), cùng với đó là nhu cầu vận chuyển về các mặt hàng này cũng phát triển theo. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về dịch vụ vận chuyển dầu cá, mỡ cá tại TTC Logistics bạn nhé!

Việt Nam hiện ở vị trí thứ 4 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương về xuất khẩu các sản phẩm từ dừa trên thế giới. Trong đó dầu dừa là nguồn nguyên liệu quan trọng được ứng dụng trong các lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm công nghiệp… Dưới đây là một số chia sẻ về ứng dụng của dầu dừa trong công nghiệp cũng như các phương thức thuê xe chở hàng dầu dừa phù hợp mà doanh nghiệp quan tâm.

 

Dầu cọ là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ từ cây cọ dầu. Dầu cọ thô sau khi ép có màu vàng-đỏ sậm do chúng chứa nhiều hàm lượng Caroten và Vitamin E và là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Hãy cùng TTC Logistics tìm hiểu thêm thông tin về nguồn gốc dầu cọ và phương thức vận chuyển phù hợp nhé!

Sự kiện