Tin Thị Trường

Khái niệm vận đơn B/L là gì và có bao nhiêu loại vận đơn?

Khái niệm vận đơn B/L là gì và có những loại vận đơn nào là chủ đề được rất nhiều người dùng quan tâm. Để có thể sử dụng các dịch vụ logistics một cách hiệu quả nhất, hãy cùng TTC Logistics tìm hiểu định nghĩa vận đơn B/L là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Vận đơn là gì?

Vận đơn là gì? Vận đơn (hay còn được biết đến bằng từ tắt B/L) là một loại giấy tờ chứng nhận quá trình vận chuyển hàng hóa từ người gửi đến người nhận. Vận đơn thường bao gồm các thông tin như tên và địa chỉ của người gửi và người nhận; loại và số lượng hàng hóa; phương tiện vận chuyển; thời gian và địa điểm giao nhận; chữ ký của các bên liên quan,... 

Vậy chức năng của vận đơn là gì? Vận đơn có vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát hàng hóa, bảo vệ quyền lợi của các bên trong giao dịch vận chuyển, đồng thời là cơ sở cho việc thanh toán và giải quyết các tranh chấp xảy ra nếu có. Chúng có nhiều chức năng và tác dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu, như là bằng chứng của hợp đồng vận tải, biên lai của người vận chuyển, chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa, căn cứ để khai hải quan, thanh toán tiền hàng,…


2. Có những loại vận đơn nào?

2.1. Phân loại vận đơn dựa vào quan hệ trong việc trả hàng 

+ Vận đơn chủ (Master Bill of Lading): Đây là loại vận đơn ghi nhận thông tin chi tiết về lô hàng và quá trình vận chuyển của nó qua các khu vực khác nhau. Master Bill of Lading sẽ được cấp bởi các đơn vị vận chuyển sử dụng các phương tiện như tàu biển hoặc máy bay.
+ Vận đơn thứ (House Bill of Lading): Đây là một loại giấy tờ chứa thông tin về lô hàng vận chuyển và quyền sở hữu của bên mua. Vận đơn thứ do đơn vị Forwarder phát hành, đây là những công ty vận tải chuyên nghiệp nhưng không sở hữu phương tiện vận chuyển.


2.2. Phân loại vận đơn dựa vào khả năng lưu thông

+ Vận đơn theo lệnh (Order B/L): Đây là loại vận đơn mà bên giao hàng chỉ định một đơn vị nào đó phát lệnh trả hàng cho người nhận. Tại mục Consignee, không cần ghi rõ tên người nhận mà chỉ ghi theo lệnh của đơn vị đó.
+ Vận đơn đích danh (Straight B/L): Đây là vận đơn chỉ định người gửi hàng và người nhận hàng một cách rõ ràng. Người nhận hàng phải trùng khớp với tên ghi trên vận đơn mới có thể nhận được hàng. Vận đơn này không cho phép chuyển quyền sở hữu bằng cách ký tên trên mặt sau.
+ Vận đơn vô danh (Bearer B/L): Đối với loại vận đơn vô danh, chúng ta có thể thấy rằng ở ô <Người nhận hàng> trên vận đơn không có ghi tên cụ thể. Điều này có nghĩa là bất kỳ người nào có trong tay vận đơn khi đơn hàng giao đến đều sẽ được xem là người nhận hàng hợp pháp.
Bên cạnh những loại vận đơn nêu trên, chúng ta còn có thể bắt gặp các dạng vận đơn khác được phân loại dựa trên các tiêu chí như: Dựa vào ghi chú trên vận đơn sẽ có vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) và vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L); Hay vận đơn dựa vào đặc điểm hành trình vận chuyển sẽ có vận đơn đi thẳng (Direct B/L), vận đơn đi suốt (Through B/L) và vận đơn đa phương thức (Multimodal transport B/L), ngoài ra còn có vận đơn đã xuất trình (Surrendered B/L); vận đơn thay đổi (Switch B/L); vận đơn cho bên thứ ba (Third party B/L),…

 
Mong rằng với những chia sẻ bên trên có thể giúp bạn đọc nắm được các thông tin vận đơn là gì và chức năng của nó. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ website TTC Logistics hoặc hotline 1900.8888.00 để được tư vấn và giải đáp thêm nhiều vấn đề liên quan đến các dịch vụ logistics hơn nữa nhé.

Tin tức khác

Đường lỏng là một loại sản phẩm đường được chế biến thành dạng lỏng, thường được sử dụng trong ngành thực phẩm và đồ uống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về đường lỏng là gì và tìm hiểu về các phương thức vận chuyển đường lỏng phù hợp nhất, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc vận chuyển.

Mật rỉ đường hay Rỉ mật là một phụ phẩm của công nghiệp mía đường nhưng chúng có vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác. Hãy cùng TTC Logistics tìm hiểu thêm về mật rỉ đường và dịch vụ vận chuyển mật rỉ đường qua nội dung bài viết sau đây nhé!

Trong ngành logistics hiện nay, các thuật ngữ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL và 5PL được sử dụng phổ biến để miêu tả các dịch vụ vận chuyển và quản lý hàng hóa. Vậy PL là viết tắt của từ gì trong xuất nhập khẩu? Trong bài viết này, hãy cùng TTC Logistics phân biệt, so sánh các dịch vụ logistics 1PL, 2PL, 3PL, 4PL và 5PL là gì để có cái nhìn tổng quan hơn nhé.

Sự kiện