Tin Thị Trường

Phân luồng hải quan là gì?

Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, hẳn là doanh nghiệp của bạn đã nghe qua khá nhiều về việc phân luồng hải quan hàng hóa. Vậy phân luồng hải quan là gì? Hãy cùng TTC Logistics tìm hiểu thêm thông qua bài viết này nhé! 

Phân luồng hải quan là gì?

Phân luồng hải quan được biết là một thủ tục quan trọng với mục đích giúp hải quan giám sát, kiểm tra, quản lý hàng hóa ra vào lãnh thổ Việt Nam.

Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống phần mềm hải quan sẽ phân luồng tự động thành một trong 3 luồng: luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.

🟢 Luồng xanh: được miễn kiểm tra chi tiết các loại hồ sơ giấy, hàng hóa. Doanh nghiệp chỉ cần in tờ khai và đóng thuế, hệ thống sẽ thông quan tự động sau khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan hải quan.

🟡 Luồng vàng: Công chức Hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ, chứng từ sau đó thông quan tờ khai và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa lô hàng. Các chứng từ, hồ sơ cần kiểm tra như sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại
  • Phiêu đóng gói hàng hóa.
  • Giấy tờ kiểm tra chất lượng lô hàng: C/O, C/Q…
  • Chứng từ khác

🔴 Luồng đỏ: Công chức Hải quan đăng ký sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ, chứng từ, sau đó chuyển hồ sơ sang bộ phận kiểm hóa Hải quan để kiểm tra thực tế hàng hóa có đúng với chứng từ xuất trình hay không. Có 3 mức độ kiểm tra thực tế lô hàng như sau:

  • Kiểm tra toàn bộ lô hàng.
  • Kiểm tra 10% lô hàng. Nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm của lô hàng.
  • Kiểm tra 5% lô hàng. Nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm của lô hàng.

Sau khi tiến hành kiểm hóa thực tế hàng hóa xong, Công chức hải quan sẽ thông quan tờ khai.

Tầm quan trọng của việc phân luồng hải quan

Việc phân luồng Hải quan thành 3 màu sắc Xanh – Vàng – Đỏ giống như đèn tín hiệu giao thông, giúp cho phía công chức Hải quan có thể dễ dàng kiểm soát được quá trình quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, ngăn chặn việc lưu thông các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng ra vào lãnh thổ Việt Nam.

Bên cạnh đó, phân luồng hải quan có ý nghĩa quan trọng giúp đơn vị Hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý pháp luật về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

Ngoài ra việc phân luồng Hải quan thành các luồng xanh – đỏ - vàng còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: loại hàng hóa trên tờ khai, lịch sử xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, hoặc đơn giản theo một cách ngẫu nhiên.

👉Liên hệ TTC Logistics ngay để được tư vấn thêm về các dịch vụ Hải quan nhé!


Tin tức khác

KCN Vĩnh Lộc có vị trí giao thông liên kết vùng cực kỳ đắc địa khi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Tây Nam, tạo điều kiện giao thương, vận chuyển hàng hóa thuận tiện nhanh chóng khi cách QL1A chỉ 1km, cách sân bay Tân Sơn Nhất chỉ 8km, cách trung tâm thành phố chưa tới 15km,...

KCN Tân Bình được biết đến là một trong những KCN lớn nhất tại TP. HCM với lợi thế hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, vị trí gần các cửa ngõ quan trọng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho đa dạng các ngành nghề khác nhau.

Để có thể nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam, doanh nghiệp của bạn cần phải tuân theo một quy trình nhập khẩu hàng hóa nghiêm ngặt. Vậy quy trình này cụ thể ra sao, hãy cùng TTC Logistics tìm hiểu các bước nhé!

Bên cạnh việc vận chuyển các mặt hàng chất lỏng phổ biến trên thị trường, các loại sản phẩm hàng hóa chất lỏng nguy hiểm, chất lỏng dễ cháy nổ luôn có nhu cầu vận chuyển cao, thu hút sự quan tâm của Quý Khách hàng.

Là một người tiêu dùng hiện đại, chắc hẳn chúng ta đã không ít lần bắt gặp các loại thuế giá trị gia tăng được tính trong các hóa đơn sử dụng hàng hóa hay dịch vụ. Đây là một loại thuế quan trọng và đang rất được quan tâm hiện nay. Vậy thuế giá trị gia tăng là gì, những đối tượng hay danh mục hàng hóa, dịch vụ nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? Cùng đi tìm lời giải đáp thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Sự kiện